0819008858 - 0947488880 - 0969388800 - 0947899993
Tiếng Việt English
Mã định danh: 788
Số lượt xem: 954579

Tết Nguyên Đán 2024 | Tết Âm Lịch 2024

Tết Nguyên Đán - Tết Âm Lịch là gì?

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền ... là những ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch âm, là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất cả nước. Vào ngày này mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng sum họp với nhau để cùng nhau đón Tết, thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới nhiều niềm vui, may mắn và tràn đầy hạnh phúc. Vào ngày mọi người thường trao cho nhau những câu chúc, những đều tốt đẹp, luôn vui cười và xoá bỏ mọi hiền khích, buồn phiền từ năm cũ.

Tết Âm lịch Tết Nguyên Đán
Tết Âm lịch Tết Nguyên Đán

II. Têt Nguyên Đán 2024 vào ngày nào Dương lịch?

Theo lịch âm 2024, Tết Âm lịch sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2024 Dương lịch (tức ngày 01 tháng Giêng Âm lịch), Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi thành viên trong gia đình thường hạn chế ra ngoài, hạn chế tiêu tiền, chỉ ở nhà để sum họp gia đình, ăn uống. Không được nhắc chuyện cũ, không được buồn phiền hay khóc lóc rất kiêng kỵ.Vào dịp Tết Nguyên Đán này Việt Nam thường có tục lì xì từ người lớn dành cho các cháu nhỏ với mong muốn mang lại sự may mắn cho trẻ em và gia chủ.

III. Tết Nguyên Đán 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo quy định của Luật Lao ĐỘng thì toàn thể người dân lao động, cán bộ công nhân viên chức được nghỉ tối thiểu là 5 ngày và được hưởng lương đầy đủ theo quy định của Pháp Luật, Thời gian nghỉ thông thường sẽ là 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm mới hoặc là 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm mới tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của người đứng đầu công ty.

Tết Âm Lịch Tết Nguyên Đán
Tết Âm Lịch Tết Nguyên Đán

IV. Những ngày lễ nghỉ trước và sau dịp Tết Âm Lịch 2024

1. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo phong tục người Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời để bẩm báo các việc lớn nhỏ của gia chủ trong năm qua. Và vào đêm giao thừa, gia chủ lại làm lễ cúng để rước ông Táo về nhà. Ở Miền Bắc còn có tục thả cá chép để làm phương tiện ông Táo cưỡi về Trời.

2. Cúng Giao Thừa

Cúng Giao Thừa là lễ cúng đúng vào dịp giao thừa hằng năm, lễ này có ý nghĩa tiễn đưa vị thần Hành Khiển của năm cũ và đón chào vị thần Hành Khiển năm mới, cầu mong cho một năm mới đầy may mắn, nhiều tài lộc và nhiều sức khoẻ.

3. Cúng Thần Tài

Vào ngày 10 Âm lịch hàng năm, các công ty, cửa hàng kinh doanh ... sẽ làm lễ cúng Thần Tài, Thần Tài là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn trong công việc kinh doanh. Vào ngày này mọi người sẽ đi mua vàng về cúng Thần Tài với ngụ ý mang lại nhiều tiền vàng trong năm mới. 

4. Cúng rằm Tháng Giêng

Rằm Tháng Giêng hay được gọi là Tết Nguyên Tiêu, vào ngày này mọi người thường lên Chùa để lễ Phật, cúng sao giải hạn và ước nguyện những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới, cầu mong gia đạo được êm ấm, sức khoẻ dồi dào và con cái học hành thông minh, đỗ đạt.

Tết âm lịch Tết Nguyên Đán
Tết âm lịch Tết Nguyên Đán

III. Nhu cầu đi lại trong Tết Âm Lịch

Vào ngày Tết Âm Lịch tất cả các thành viên trong gia đình dù có làm ăn, học hành ở xa cũng phải trở về nhà để đón Tết cùng gia đình, dễ dàng nhận thấy ở các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng ... mọi người đổ về quê đón Tết là rất đông, vé máy bay Tết cháy vé, xe đò xe khách tăng chuyến chạy liên tục và tình cảnh kẹt xe dễ ra liên tục và kéo dài vào những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán. Và chi phí vé máy bay Tết, vé xe Tết luôn là nỗi lo của rất nhiều người dân lao động vì vào dịp này giá vé máy bay rất cao. Còn nếu về bằng xe thì lại tốn rất nhiều thời gian nghỉ và rất mệt do trên xe rất đông đúc. Nhưng vào những năm gần đây, giá vé máy bay đang giảm nhiệt khá nhiều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không giá rẻ trong nước.

Liên hệ đặt vé máy bay
Liên hệ đặt vé máy bay

IV. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Để có được những may mắn và thành công trong năm mới, người Việt thường có những kiêng kỵ đầu năm mà bạn nên nhớ rõ để ứng xử trong những ngày Tết, tất cả các tập tục dưới đây đều có nguồn gốc từ cổ xưa.

1. Kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết

Theo quan niệm của người Việt, tài lộc thường vào nhà vào 3 ngày Tết Nguyên Đán, nếu quét nhà là quét hết tài lộc của gia chủ, thế nên thông thường vào 3 ngày này các gia đình ở Việt Nam thường không quét nhà.

2. Kiêng vay mượn đầu năm

Theo quan niệm dân gian: người đi vay tiền đầu năm thì nguyên năm sẽ túng thiếu, khó khăn về tài chính. Còn ngươi cho vay tiền sẽ bị phân tán về tài sản, nguyên cả năm sẽ có nhiều người đến vay tiền làm tài sản bị hao mòn.

3. Kiêng xuất hành ngày mồng 5

Dân gian có câu "Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn". Đây là ngày Nguyệt kỵ không thích hợp để khởi hành đầu năm, làm ăn sẽ không được thuận lợi và không gặp may mắn cho cả năm.

4. Kiêng xin lửa, nước đầu năm

Lửa và nước là 2 trong 5 yếu tố của ngũ hàng tương sinh tương khắc, được coi là một trong những nguồn phát sinh tài lộc cho gia chủ. Vào ngày Tết Âm Lịch các gia đình thường kiêng kỵ việc cho lửa, nước làm mất đi sự sung túc và tiền tài cả năm của gia chủ

 

CÔNG TY TNHH PN VIỆT NAM
Hệ Thống Đặt Và Săn Vé Máy Bay
134/54 Dương Thị Mười, P. TTH, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0819008858
Zalo: 0819008858

Chúng tôi đang tìm kiếm chuyến bay. Vui lòng đợi trong giây lát!

vé máy bay
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline đặt vé

0819008858

Zalo / Telegram

0819008858

Vé đoàn công ty
Zalo: 0947899993